Tìm hiểu về lịch sử Hàn Quốc dưới thời Joseon

Sở hữu cho mình nhiều địa danh đẹp, nền văn hóa dân tộc đậm nét riêng, ẩm thực lại phong phú – Hàn Quốc đã chinh phục được hàng triệu du khách đến tham quan hằng năm. Tuy vậy, đã bao giờ bạn tìm hiểu hoặc biết về nền lịch sử oai hùng của đất nước Hàn Quốc – xứ sở kim chi này chưa? Nếu chưa, đừng bỏ lỡ bài viết chia sẻ về lịch sử Hàn Quốc bên dưới, hãy đọc nó trước khi đi du lịch Hàn Quốc nhé

Lịch sử Hàn Quốc – Nền lịch sử huy hoàng

Không chỉ là quốc gia phát triển công nghiệp hàng đầu khu vực Châu Á, lịch sử Hàn Quốc còn là điểm nhấn khiến nhiều quốc gia phải kính phục. Với bề dày lịch sử của mình, trải qua nhiều triều đại đã giúp nước Hàn trở nên phát triển thịnh vượng và độc lập hơn. Có thể nói, với những tựu to lớn ấy, lịch sử Hàn Quốc đã cho cả thế giới biết đến tên tuổi cả mình, cùng những nền văn minh đã đi vào huyền thoại.

Lịch sử Hàn Quốc khởi đầu từ thời thần Dangun, sau đó chia thành các giai đoạn như: Thời Tam Quốc – Shilla Thống Nhất – Koryo – Joseon – thời bị Nhật chiếm đóng – giai đoạn chia cách Nam và Bắc – thời đại Đại Hàn Dân Quốc như hiện nay. Với mỗi thời kỳ lịch sử đã mang đến một màu sắc lịch sử riêng.

cung điện gyeongbokgung ở seoul
cung điện gyeongbokgung ở seoul

Tìm hiểu về lịch sử Hàn Quốc thời Joseon

Bộ máy trung ương trong lịch sử Hàn Quốc thời Joseon

Chính quyền trung ương cao nhất

Có thể nói, lịch sử Hàn Quốc thời của Joseon. Được thiết kế một cách chặt chẽ hơn so với các triều đại trước. Chính quyền trung ương cao nhất là Nghị Chính Phủ (Uijeong bu). Tiếp đến là Lục tàu hoặc Lục bộ (Yukjo) và một số cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

Nghị chính phủ là đơn vị cao nhất. Đây là bộ phận quyết định các chính sách, sự phát triển của đất nước dựa trên sự đồng ý của 3 vị quan đầu triều. Lục tào có nhiệm vụ phụ trách các công việc hành chính của quốc gia. Mặt khác, các quan Ty gián viện (Saganwon) đảm nhiệm các công việc về cảnh tỉnh vua. Giúp nhà đưa ra các quyết định đúng đắn.

Các chức vụ khác

Ngoài ra, còn có các chức vụ như Ty hiến phủ (Saheonbu), Hoằng văn quán (Hongmungwan). 3 cơ quan đầu có tên Tam ty (Samsa) phụ trách các mảng khác nhau về giấy tờ, quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, còn có các vị trí như Nghĩa cấm phủ, Xuân thu quán, Thành Quân quán, Quốc tử giám,..

Ở địa phương, lịch sử Hàn Quốc thời Joseon chia thành 8 tỉnh, dưới là quận, các huyện, phường, hương, do quan cai trị. Các địa phương còn có những tổ chức Lưu hương sở (YuHyangso) – tổ chức tự quản.

Cùng với sự phân bổ chức vụ từ trung ương đến địa phương một cách chắc chắc, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước và người dân địa phương được phân chia rõ ràng dưới thời đại Joseon.

cung điện gyeongbokgung
cung điện gyeongbokgung

Kinh tế – xã hội trong lịch sử thời Joseon

Sự phát triển vượt bậc trong nông nghiệp

Dưới thời Joseon, nền kinh tế trong lịch sử Hàn Quốc phát triển vượt bậc trong ngành nông nghiệp. Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng việc cải tiến đất hoang. Cải thiện nền nông nghiệp bằng việc nâng cao kỹ thuật trồng trọt. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ người dân mở rộng đất canh tác.

Kể từ năm 1418-1450, vời thời vua Sejong. Các kỹ thuật canh tác đất trồng được nâng cao một cách rõ rệt. Mặc khác, nhà vua còn cho ban hành sách. Để hướng dẫn người dân cải thiện đất và nâng chất lượng sả phẩm. Kỹ thuật trồng lúa nước cũng được đưa vào áp dụng ở phía Nam Joseon. Phương phương “di ương pháp”, có nghĩa là gieo mạ xong rồi đem đi cấy ngoài ruộng. Đã được áp dụng phổ biến, rộng rãi trong cả nước.

Chính nhờ việc áp dụng kỹ thuật mới, đã giúp sản lượng lúa  được tăng cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân hơn. Cùng với đó, nền thương nghiệp cũng phát triển theo. Các khu chợ địa phương được họp theo phiên, cứ 5 ngày sẽ có 1 phiên chợ để mọi người trao đổi hàng hóa. Các sản phẩm đời sống như: vải bông, hải sản, dược liệu,..

Sự ra đời của tiền xu

Năm 1423, tiền xu được phát hành và lưu hành. Đến năm 1464, tiền sắt cũng được tung ra thị trường. Sự xuất hiện và phát triển của các loại tiền qua các giai đoạn, đã mang đến sự thay đổi khá lớn trong nền kinh tế dưới thời đại Joseon lúc bấy giờ.

Thế kỷ XVII, ngành thương mại trong lịch sử Hàn Quốc thời Joseon phát triển vượt bậc, việc giao thương, mua bán với các nước láng giềng trở nên nhộn nhịp hơn hẳn. Mối quan hệ buôn bán bằng đường biển với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc,..đã được thiết lập. Cũng từ đó, ngành công nghiệp đóng tàu biển cũng được ra đời và phát triển.

trang phục truyền thống thông báo về cung điện
trang phục truyền thống thông báo về cung điện

Trong thời Joseon, có 4 tầng lớp cơ bản là

Yangbang: Đây là tầng lớp quý tộc, có quyền lực trong việc nắm quyền lãnh đạo ở trung ương và giàu về cả vật chất. So với các triều đại trước, tầng lớp Yangbang được xem là nhận được điều đặc quyền hơn. Tuy nhiên, đây không phải là tầng lớp có quyền lực nhất trong bộ máy nhà nước.

Chungmin: Tầng lớp thượng lưu, gồm các quan ại, thầy đồ, thầy thuốc, phiên dịch,..

Yangmin: Tầng lớp thường dân, gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán,..

Choemin: tầng lớp thấp nhất xã hội, gồm nô tì, gia nhân,..

Sự phân biệt giai cấp được thể hiện rõ rệt dưới thời đại Joseon

Sự phát triển văn hóa, thi cử dưới triều đại Joseon

Việc tuyển chọn người thi cử, quan chức dưới triều đại Joseon. Được kiểm tra nghiêm ngặt, tổ chức thi tuyển chọn. Ngoại trừ tầng lớp Choemin (Tầng lớp tiện dân) thì bất cứ ai cũng được tham gia các kỳ thi. Tuy vậy, phần lớn người học đều tập trung vào tầng lớp Yangban và Chungmin.

Tại kinh đô cũng được xây dựng trường đại học. Gọi là Sungkyunkwan (Thành Quân quán), sau đó đổi tên thành Quốc tử giám. Nơi đây bao gồm 4 trường lớn. Thuộc Thành Quân quán là Trường Đông, Trường Tây, Trường Trung và Trường Nam. Ở các quận, huyện trường được gọi là Hương hiệu. Thông thường, các trường do nhà nước lập ra đều được cử thầy dạy học và cung cấp thêm sách Nho gia. Ngoài ra, nhà nước còn lập các quỹ để tặng cho các nho sinh xuất sắc. Khuyến khích các sĩ tử chăm chỉ học tập.

Dưới triều đại Joseon, nền giáo dục phát triển khá mạnh mẽ bởi tinh thần hiếu học của các nho sinh. Mặc khác, đó cũng là con đường duy nhất giúp tiến thân. Cũng là cách được miễn thuế và lao dịch.

Nền văn hóa Hàn Quốc ở thời đại Joseon phát triển cũng không kém. Một phần nhờ vào sự phát triển ổn định từ nên kinh tế, chính trị của đất  nước. Điểm sáng đầu tiên phải kể đến đó là sự sáng tạo ra chữ Hangul (chữ Hàn Quốc ngày nay). Dưới triều vua Sejong, ông muốn dân tộc có cùng một hệ thống chữ viết chung để tiện trao đổi. Cho đến năm 1446, chữ Hangul đã được ra đời. Đây cũng trở thành bước ngoặc. Giúp thay đổi đời sống ngôn ngữ cho người dân nước Hàn.

Hàn Quốc cổ kính
Hàn Quốc cổ kính

Sự phát triển vượt bậc của nền văn hóa dưới triều Joseon

Bên cạnh đó, triều đại Joseon cũng chú trọng việc biên soạn lịch sử. Để lưu giữ và bảo tồn những nét đặc trưng. Sự phát triển của dân tộc đến với các thế hệ trẻ sau này. Ngoài ra, nền văn học cũng được phát triển được một đỉnh cao. Nền văn học chữ Hán, chữ Hàn cũng được chú trọng. Bổ sung  thêm vào bức tranh toàn cảnh của văn học dưới thời Joseon.

Ở lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng và tín ngưỡng trong lịch sử Hàn Quốc ở thời Joseon hạn chế sự phát triển của Đạo giáo và Phật giáo. Mặc khác, Nho giáo được đưa lên vị trí độc tôn. Tuy vậy nhà nước vẫn công nhận và cho phép các tôn giáo khác hoạt động trong phạm vi hạn chế.

Quả thật, nền lịch sử Hàn Quốc trong triều đại của Joseon đã mang đến một màu sắc mới. Điểm nhấn cho sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đây cũng chính là lý do. Tại sao lịch sử Hàn Quốc thời Joseon, lại được người dân Hàn Quốc tôn kính.

người phụ nữ Hàn Quốc
người phụ nữ Hàn Quốc

Hy vọng, với những thông tin về lịch sử Hàn Quốc dưới thời Joseon. Sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, cũng như kiến thức về nước Hàn Quốc hơn. Để hiểu rằng, bề dày lịch sử của Đại Hàn Dân Quốc cũng là điểm thú vị bạn cần khám phá trong chuyến vi vu đến xứ sở kim chi đấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *